slide1 slide2 slide3 slide4
1 2 3 4
Featured Post Today
print this page

Tên đầy đủ: DNTN chiếu cói Minh Quang Tên giao dịch quốc tế: Minh Quang Private Enterprise ( MINH QUANG PE. ) Chiếu cói Mi...

Read more »

Giá chiếu cói dệt máy GIÁ CHIẾU CÓI THÁI BÌNH DỆT MÁY TUYỂN CHỌN NGUỒN CHIẾU DÀY, ĐẸP, CHẮC CHẮN Kích thước ( m )        ...

Read more »

Nghề truyền thống quê tôi. Sau mỗi ngày làm việc vất vả, Cuộc sống gắn liền với mảnh chiếu cói, trải chiếu cho con ngủ, lúc trải chiếu ăn cơm, nằm ng...

Read more »

   Chuyên cung cấp chiếu cói cho Quân Đội, Bệnh Viện, Trường học, Tập thể, Giường tầng..    Chiếu cói Minh Quang - một d...

Read more »

Giá chiếu cói dệt thủ công Chiếu cói dệt thủ công rất dày dặn, các sợi cói nhỏ đều và chắc chắn, ghim chiếu ở mép chặt màu chiếu trắ...

Read more »

Giá chiếu cói in hoa Kích thước (m) Giá bán (ngàn đồng/1 chiếc) Chiếu cói in 1.8x2.0 390,000 VNĐ Chiếu cói in 1.6x2.0 160,...

Read more »

CHIẾU CÓI DỆT TAY VÀ DỆT MÁY KHÁC NHAU VỀ GIÁ TIỀN NHƯ THẾ NÀY Ạ : CHIẾU CÓI DỆT TAY THÌ THƯỜNG TỈ MỈ CHAU CHÚT TỪ LÚC CHỌN CÓI ĐẾN LÚC DỆT VÀ RA ...

Read more »
Latest Post
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiếu cói nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiếu cói nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 12, 2014

Chiếu cói Tatami trong văn hóa Nhật Bản

Chiếu cói Tatami là một biểu tượng văn hóa trong tâm trí người dân Nhật.
Chiếu Tatami có lịch sử tồn tại rất lâu đời trên đất nước Nhật Bản, cách đây tới hơn 1300 năm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tatami bắt nguồn từ từ tiếng Nhật “tatamu” có nghĩa là gấp. Từ tatami xuất hiện lần đầu vào năm 712, trong cuốn sách cổ Nhật Bản về các loại chiếu. Như vậy, ít nhất, nó đã xuất hiện dưới thời Nara. 



Chiếu Tatami có phần lõi bằng rơm khô, đan ép chặt vào nhau, ngày nay, người ta còn dùng thêm sợi hóa học để tăng độ bền. Lớp bên ngoài của tatami là chiếu cói, rất phù hợp với thời tiết và văn hóa Nhật Bản, thường đi đất trong nhà. 



Vào thời Heian, chiếc chiều dày hơn bình thường, thậm chí còn là biểu tượng cho địa vị xã hội của gia đình quyền quý, dựa trên thiết kế và kích thước. 



Đến triều đại Muromachi, chiếc chiếu tatami mới được ghép vào nhau và trải khắp ngôi nhà của người Nhật Bản như ngày nay và tới thời Meiji, nó không còn là vật quý báu riêng của các nhà giàu mà hầu như ngôi nhà nào ở xứ sở hoa anh đào của sở hữu một chiếc. 



Cách sắp xếp những chiếc chiếu Tatami trong ngôi nhà Nhật cũng khác nhau, tùy theo đó là nhà bình thường hay là lâu đài, chùa và những phòng có không gian rộng lớn. 



Cùng với sự hội nhập của văn hóa phương Tây, rất nhiều người lo sợ cho sự biến mất của chiếu tatami, thay vào đó là những chiếc bàn ghế hiện đại. Nhưng sự thật là với lối văn hóa ứng xử đã đi sâu vào tiềm thức của người Nhật: cúi chào, quỳ gối khi ngồi, ngồi bàn sưởi Kotatsu, việc loại bỏ Tatami là hoàn toàn không thể. Trên chiếc chiếu cói truyền thống đặc trưng đó, người Nhật tiếp khách, thưởng thức trà đạo, cắm hoa Ikebana…và bởi vậy, chiếc chiếu mãi là biểu tượng văn hóa không thể thiếu trong đời sống của họ. 




(st) Kawaii (Xzone/TTTĐ)
 
Support : Thúy Nguyễn - chieucoitb@gmail.com
Copyright © 2011. Chiếu cói Thái Bình - Hotline: 037 453 1842 - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Mật ong rừng nguyên chất Thúy Nguyễn
Proudly powered by Blogger
Chiếu cói Thái Bình - Hotline: 0167 453 1842